TRANH CHẤP NHÀ ĐẤT DÂN SỰ

Đo Đạc Địa Chính - Đo vẽ nhà đất - Đo Đạc Định Vị, Cắm Mốc, Đo Ranh Đất

Đo Đạc Địa Chính - Đo vẽ nhà đất - Đo Đạc Định Vị, Cắm Mốc, Đo Ranh Đất

Đo Đạc Địa Chính- Đo vẽ nhà đất- Đo Đạc Phân Lô, Định Vị, Cắm Mốc Nhà Ở, đo tính khối lượng san lấp mặt bằng

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Như ở các phần trước đã giới thiệu, tranh chấp đất đai (TCĐĐ) có thể được giải quyết theo phương thức khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền hoặc khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tương ứng với mỗi phương thức, quy trình, thủ tục giải quyết cũng khác nhau. Trước hết, dù theo trình tự tố tụng tại Tòa án hay trình tự giải quyết tại cơ quan hành chính thì thủ tục hòa giải tại UBND xã vẫn là bắt buộc. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 còn có quy định khuyến khích các bên TCĐĐ tự hòa giải hoặc giải quyết TCĐĐ thông qua hòa giải ở cơ sở, nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 88 của Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải TCĐĐ tại địa phương mình với thành phần Hội đồng hòa giải cấp xã gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; công chức địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã), công chức Tư pháp –Hộ tịch xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh… Thủ tục hòa giải TCĐĐ tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp TCĐĐ giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác để trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giải quyết TCĐĐ theo trình tự tố tụng (dân sự): việc giải quyết TCĐĐ tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó). Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm. Giải quyết TCĐĐ theo trình tự hành chính: trình tự này sẽ được áp dụng đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND. Đối với TCĐĐ giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng đó với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sự này có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giải quyết. Ngoài ra, Luật cũng có quy định nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu thì vẫn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội trong việc lựa chọn phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết TCĐĐ./.

Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay

Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay

Các dạng tranh chấp đất đai hiện nay rất đa dạng, phong phú, nhiều khi đan xen lẫn nhau. Tranh chấp đất đai có thể được chia làm hai loại lớn, đó là các tranh chấp mà trong đó cần xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đất đang tranh chấp và tranh chấp đất đai trong đó người sử dụng đất đã sử dụng đất hợp pháp, tranh chấp chỉ phát sinh trong quá trình người đó thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong dạng tranh chấp này luôn luôn có sự tranh chấp giữa các bên về quyền quản lý, quyền sử dụng một diện tích nào đó hoặc một phần trong diện tích đó. Việc xác định ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đất tranh chấp đó là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể có dạng như sau: - Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa người ở hai tỉnh, hai huyện, hai xã với nhau, tập trung ớ những nơi có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, ở những vị trí dọc theo triền sông lớn, những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc giới nhưng là vị trí quan trọng, ở những nơi có nguồn lâm, thổ sản quý. Cùng với việc chia tách các đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã thì tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tương đối nhiều. - Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Thực chất đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau họ không còn quản lý, sứ dụng nữa. Bây giờ những người này đòi lại người đang quản lý, sử dụng dẫn đến tranh chấp. Trong dạng tranh chấp này có các loại sau: + Đòi lại đất, tài sản của họ, của người thân trong các giai đoạn khác nhau trước đây qua các cuộc điều chỉnh đã chia, cấp cho người khác: Sau cải cách ruộng đất, nông nghiệp, nông thôn bước vào thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp. Đặc biệt từ năm 1958, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp theo mô hình sản xuất tập thể, quản lý tập trung. Ruộng đất và các tư liệu sản xuất của nông dân được tập trung vào hợp tác xã. Đến khi thực hiện Nghị quyết T.Ư 10/TW năm 1988, đất đai được phân chia đến hộ gia đình, cá nhân để sản xuất. Do việc phân chia đất đai không hợp lý một số cán bộ xã, huyện đã làm sai như chia đất sản xuất cho những người không phải là nông dân để rồi những người này đem bán, cho thuê, trong khi đó nông dân không có đất sản xuất, một số hộ trước khi vào tập đoàn, hợp tác xã có đất, đến khi giải thể họ không có đất để canh tác. Một số hộ thực hiện chính sách "nhường cơm sẻ áo" của Nhà nước trong những năm 1981-1986 đã nhường đất cho những người khác sử dụng, nay đòi lại... ở miền nam, Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo công thương nghiệp, quốc hữu hóa đất đai, nhà cửa, tư liệu sản xuất của địa chủ, tư bản và tay sai chế độ cũ hoặc giao nhà cửa, đất đai cho người khác sử dụng, đến nay do có sự hiểu lầm về chính sách họ cũng đòi lại những người đang quản lý, sử dụng. Ngoài ra, một số người bỏ đi nơi khác ở, ra nước ngoài sinh sống cũng trở về đòi lại đất đai, tài sản trước đây của họ đã được giao cho người khác quản lý, sử dụng. + Tranh chấp giữa những người làm nghề thủ công, nay thất nghiệp trở về đòi lại ruộng của những người làm nông nghiệp: Những người làm nghề thủ công trước đây đã được phân ruộng để sản xuất, để ở, sau đó họ không sản xuất nông nghiệp nữa hoặc chuyển đi nơi khác để làm nghề, đến nay họ trở về đòi lại đất để sản xuất, để ở. + Tranh chấp đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ họ. Dạng tranh chấp này thường xảy ra như sau: Trước đây do hoàn cảnh lịch sử, chính quyền địa phương đã mượn đất của các cơ sở nói trên để sử dụng hoặc tịch thu một số cơ sở để làm trụ sở cơ quan, trường học... đến nay các cơ sở đó đòi lại nhưng Nhà nước không trả lại được nên dẫn đến khiếu kiện của các cơ sở đó. Ngoài ra, trong những trường hợp nói trên, một số người được các nhà thờ, dòng tu, chùa chiền, nhà thờ họ cho đất để ở họ đã xây dựng nhà kiên cố, hoặc lấn chiếm thêm đất của các cơ sở nói trên dẫn đến việc các cơ sở nói trên đòi lại đất, nhà. + Tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ: Dạng tranh chấp này phát sinh do việc một bên cho bên kia mượn đất, thuê đất, cho ở nhờ. Có vụ cho mượn, thuê gần đây, có vụ cho mượn, thuê cách đây vài chục năm (nhất là ở miền nam). Trong nhiều trường hợp không làm hợp đồng, chỉ giao kết bằng miệng dẫn đến khi bên cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ hoặc là hết hạn hợp đồng, hoặc đòi lại, bên mượn, thuê, ở nhờ đã xây dựng nhà kiên cố, một số có tên trong sổ địa chính hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) thì việc tranh chấp này càng trở nên phức tạp, dẫn đến việc công dân khiếu kiện lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ. - Tranh chấp QSDĐ, tài sản gắn liền với QSDĐ khi vợ chồng ly hôn: Đây là trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với QSDĐ khi vợ chồng ly hôn. Đất tranh chấp có thể là đất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất để ở; có thể là giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa một bên ly hôn với hộ gia đình vợ hoặc chồng hoặc có thể xảy ra khi bố mẹ cho con đất, đến khi con ly hôn thì cha mẹ đòi lại... - Tranh chấp về quyền thừa kế QSDĐ, tài sản gắn liền với QSDĐ: Đây là dạng tranh chấp do người có QSDĐ, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc, hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp. - Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý: Đây là tranh chấp về ranh giới. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. Những trường hợp tranh chấp này xảy ra thường do ranh giới đất giữa những người sử dụng đất liền kề không rõ ràng, đất này thường sang nhượng nhiều lần, bàn giao không rõ ràng. Ngoài ra, việc tranh chấp ranh giới xảy ra nhiều khi do lỗi của các cơ quan nhà nước, đó là khi cấp đất, cơ quan cấp đất có ghi diện tích, nhưng không đo đạc cụ thể khi giao đất chỉ căn cứ vào giấy cấp đất và đơn kê khai diện tích của đương sự. Sau này khi đương sự đo lại thấy diện tích đất ít hơn so với quyết định cấp đất cũng như giấy chứng nhận QSDĐ hoặc khi cấp giấy chứng nhận QSDĐ có phần diện tích chồng lên nhau. Do đó cũng gây nên tranh chấp giữa các hộ liền kề nhau. Khi giải quyết tranh chấp, các cơ quan có thẩm quyền phải xác định phần đất tranh chấp đó là thuộc quyền sử dụng của ai. - Tranh chấp giữa đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới với đồng bào dân tộc sở tại: Đây là dạng tranh chấp thường xảy ra ở vùng Tây Nguyên. Việc di dân, đặc biệt là di dân tự do khi đến nơi ở mới không phải lúc nào chính quyền sở tại cũng cấp đất cho người dân di cư, dẫn đến việc người mới đến phá rừng, lấn chiếm đất đai dẫn đến tranh chấp với đồng bào dân tộc sở tại. - Tranh chấp giữa các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác với nhân dân địa phương: Do cơ chế trước đây nên dẫn đến tình trạng các nông trường, lâm trường, các đơn vị quân đội bao chiếm một lượng lớn đất đai, không sử dụng hết để đất bỏ hoang hoặc cho người dân sử dụng theo hình thức phát canh, thu tô. Mặt khác, nhiều nông trường, lâm trường, các đơn vị quân đội quản lý đất đai lỏng lẻo dẫn đến tình trạng người dân chiếm đất để sử dụng. Do đó cũng dẫn đến tranh chấp đất đai. Các dạng tranh chấp đất đai trong đó người sử dụng đất đã sử dụng hợp pháp, tranh chấp chỉ phát sinh trong quá trình người đó thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong các dạng tranh chấp này thì người đang SDĐ đã sử dụng hợp pháp đất, không có ai tranh chấp. Tuy nhiên, khi sử dụng quyền và nghĩa vụ SDĐ của mình như: Thực hiện các giao dịch về dân sự, hoặc do chủ trương, chính sách của Nhà nước như giải tỏa, trưng dụng, trưng mua hoặc do người khác gây thiệt hại, hoặc bị hạn chế về quyền và nghĩa vụ SDĐ của mình mà dẫn đến tranh chấp. Có các dạng sau: - Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền SDĐ, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền SDĐ. - Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình SDĐ. - Tranh chấp về mục đích sử dụng, đặc biệt là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cao su với đất trồng cà phê, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng. Trong thực tế trường hợp tranh chấp này xảy ra như sau: Do mục đích SDĐ nên Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng để giao cho người khác sử dụng với mục đích khác, dẫn đến người đang SDĐ khiếu kiện việc chuyển mục đích SDĐ hay khiếu kiện việc thu hồi hoặc khiếu kiện người được giao đất sử dụng với mục đích khác. Mặt khác, người được Nhà nước giao đất chuyển mục đích sử dụng khiếu kiện người đang sử dụng đất phải giao đất cho mình theo quyết định giao đất. - Tranh chấp về giải toả mặt bằng phục vụ các công trình công cộng, lợi ích quốc gia và mức đền bù khi thực hiện giải tỏa. Trong tranh chấp loại này chủ yếu là khiếu kiện về giá đất đền bù, diện tích đất được đền bù, giá cả đất tái định cư và đền bù không đúng người, giải tỏa quá mức quy định để chừa đất cấp cho các đối tượng khác. Trong tình hình hiện nay, việc quy hoạch mở mang đường sá, đô thị quá lớn đẫn đến việc tranh chấp loại này rất gay gắt, phức tạp và có nhiều người, tập thể đồng loạt khiếu kiện. Hiện nay ngoài những tranh chấp như đã trình bày trên, còn có một loại tranh chấp nữa, đó là tranh chấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tức là tranh chấp hành chính về đất đai. Các tranh chấp thuộc nhóm này thường nảy sinh khi các đương sự quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai hoặc cán bộ quản lý nhà nước về đất đai áp dụng đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Thí dụ: Các quyết định về giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ, thu hồi giấy chứng nhận quyền SDĐ, các quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Một Số Điểm Mới Về Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Theo Luật Đất Đai Năm 2013

Một Số Điểm Mới Về Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Theo Luật Đất Đai Năm 2013

Một Số Điểm Mới Về Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Theo Luật Đất Đai Năm 2013

Thủ tục cấp lại sổ đỏ – Luật Đạt Điền

Thủ tục cấp lại sổ đỏ – Luật Đạt Điền

Thủ tục cấp lại sổ đỏ - Luật Đạt Điền

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu – Luật Đạt Điền

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu – Luật Đạt Điền

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận Sử dụng đất lần đầu

Thủ tục thế chấp bằng quyền sử dụng đất – Luật Đạt Điền

Thủ tục thế chấp bằng quyền sử dụng đất – Luật Đạt Điền

Thủ tục thế chấp bằng quyền sử dụng đất

Thủ tục xin giấy phép xây dựng –Luật Đạt Điền

Thủ tục xin giấy phép xây dựng –Luật Đạt Điền

Thủ tục xin phép xây dựng - Luật - Đạt Điền

Liên kết Website
Thống kê truy cập
  • Đang Online: 33
  • Trong tuần: 27
  • Trong tháng: 21426
  • Tổng lượt truy cập: 853473
Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng