Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0567501111
Luật sư Điền Bảo Trân 0567 50 1111
luatdatdien@gmail.com
Liên kết Website
Thống kê truy cập
  • Đang Online: 49
  • Trong tuần: 1170
  • Trong tháng: 6871
  • Tổng lượt truy cập: 966775

Chi tiết bài viết

  • Văn phòng Luật sư Đạt Điền Bình Tân TPHCMtư vấn Thủ tục ly hôn tại Tòa án quận Bình Tân

  • Lượt xem: 1571

Văn phòng luật sư Đạt Điền Bình Tân TPHCM tư vấn: Thủ tục ly hôn tại Tòa án quận Bình Tân

                                                  

                                                                              

 

Tranh chấp tài sản chung sau khi khi ly hôn? 

 

Trên thực tế không ít trường hợp việc thỏa thuận sau ly hôn không đạt được nên dẫn đến phát sinh như tranh chấp quyền nuôi con, tranh chấp tài sản sau ly hôn,… Trong phạm vi bài viết này sẽ đề cập đến vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn.

 

Những vấn đề cần lưu ý về tranh chấp tài sản.

 

Tranh chấp tài sản là gì?

 

Tranh chấp tài sản sau ly hôn là việc tranh chấp các vấn đề liên quan đến tài sản của vợ chồng mà trước khi ly hôn không yêu cầu Tòa án giải quyết. Thường là các tranh chấp về chia tài sản chung, tranh chấp nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba.

 

Sau đó, dù vợ chồng đã áp dụng nhiều phương thức thương lượng mà tài sản vẫn không phân chia được thì buộc một trong hai bên phải khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để đề nghị giải quyết.

 

Ở trường hợp này, khi phát sinh tranh chấp tài sản, yêu cầu vợ chồng đã phán quyết có hiệu lực pháp luật của Tòa án bằng một Bản án hay Quyết định công nhận về việc ly hôn.

 

Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

 

Thông thường, việc phân chia tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn được giải quyết tương tự như trường hợp chia tài sản khi ly hôn. Theo đó, việc phân chia tài sản sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn và nhân gia đình năm 2014.

 

Căn cứ vào quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vấn đề chia tài sản sau khi ly hôn của vợ chồng sẽ giải quyết theo ba trường hợp sau:

 

  • Trường hợp 1: Nếu trước khi kết hôn vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì việc chia tài sản sau ly hôn được thực hiện theo thỏa thuận đã được xác lập.
  • Trường hợp 2: Nếu vợ chồng không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng.
  • Trường hợp 3: Nếu có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định chia tài sản theo luật định để chia tài sản.

 

Chia tài sản tranh chấp

 

Sau khi thực hiện thủ tục ly hôn, các bên sẽ yêu cầu Tòa giải quyết chia tài sản chung theo nguyên tắc tài sản của vợ chồng sẽ được chia đôi.

 

Tài sản chung là gì?

 

Tranh chấp tài sản chung sau ly hôn được đề cập ở đây sẽ bao gồm các mục như:

 

  • Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung, tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn, trừ các tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc tài sản phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng.

 

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản vợ, chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

 

Nguyên tắc chia tài sản chung

 

Tranh chấp tài sản chung sau ly hôn của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố khác như:

 

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

 

Việc tranh chấp tài sản sau ly hôn của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

 

Phải nắm rõ các nguyên tắc khi giải quyết vấn đề tranh chấp.

 

Ví dụ: Trường hợp sau khi ly hôn ông A và bà B có tranh chấp tài sản chung sau ly hôn là ngôi nhà trị giá 5 tỷ đồng. Theo nguyên tắc tài sản trên sẽ được chia đôi, vì không thể chia đôi nhà nên sẽ chia theo giá trị ngôi nhà, theo đó mỗi bên sẽ nhận được ½ giá trị ngôi nhà tương đương 2,5 tỷ đồng. Ông A và bà B có quyền thỏa thuận ai sẽ là người được hưởng ngôi nhà, bên nào nhận nhà sẽ hoàn lại giá trị chênh lệch 2,5 tỷ đồng cho bên còn lại.

 

Nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba

 

Nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba hiểu đơn giản đó là nghĩa vụ thực hiện các khoản nợ mà vợ chồng đã xác lập trong thời kỳ hôn nhân đối với người thứ ba.

 

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba chia ra hai trường hợp sau:

 

  • Đối với nghĩa vụ chung gồm các nghĩa vụ do vợ chồng cùng nhau xác lập giao dịch, nghĩa vụ phát sinh nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình, bồi thường thiệt hại do con gây ra,…. thì sẽ do hai vợ chồng cùng nhau thực hiện nghĩa vụ thanh toán;
  • Đối với nghĩa vụ riêng của mỗi bên phát sinh trước khi kết hôn, nghĩa vụ do một bên xác lập không vì nhu cầu gia đình, nghĩa vụ phát sinh từ tài sản riêng của người nào thì người đó có nghĩa vụ thanh toán.

 

Như vậy, sau khi đã ly hôn nếu trước đó vợ chồng chưa yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề liên quan đến tài sản thì khi có phát sinh tranh chấp tài sản sau ly hôn, hai bên vẫn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Tùy vào chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà việc giải quyết tranh chấp sẽ có hình thức giải quyết khác nhau. Nhưng về cơ bản việc tranh chấp chia tài sản sau ly hôn sẽ được giải quyết theo nguyên tắc giống như chia tài sản khi ly hôn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên trong quá trình phân chia tài sản.

 

Quý khách có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến việc chia tài sản sau ly hôn nói riêng và các vấn đề tranh chấp khác như: ly hôn, tranh chấp nuôi con, tranh chấp dân sự,…. hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật Đạt Điền để được tư vấn tận tình và nhanh chóng.

                                                                               

                                                                              

                                                                                VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐẠT ĐIỀN BÌNH TÂN 24H

 

 

 

Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng