Tư vấn thủ tục đăng ký nhận con nuôi
- Lượt xem: 2282
Nhận con nuôi là quyền của mỗi công dân khi đáp ứng được các điều kiện về kinh tế, pháp luật của Việt Nam, sau đây, Hà Nội Luật xin đươc tư vấn thủ tục theo quy định hiện hành đối với thủ tục đăng ký nhận con nuôi tại Việt Nam
Đối với người Việt Nam sống tại Việt Nam: Đăng ký tại UBND Phường nơi cư trú của người xin nhận nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi
Thủ tục:
- Ðơn xin nhận con nuôi có xác nhận của cơ quan đơn vị nơi người nhận nuôi công tác (đối với CB-CC, người lao động; lực lượng vũ trang) hoặc UBND Phường nơi cư trú ( đối với nhân dân) của người nhận nuôi :
- Cam kết về việc chăm sóc giáo dục đứa trẻ.
- Nếu có vợ hoặc chồng phải có chữ ký của cả vợ và chồng.
- Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của cha mẹ đẻ, người giám hộ, cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng (có xác nhận UBND nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của cơ sở y tế) .
- Giấy khai sinh của người nhận nuôi con nuôi và của người được nhận làm con nuôi (trường hợp trẻ em chưa được khai sinh, thì phải đăng ký khai sinh trước khi đăng ký nhận nuôi con nuôi)
- Chứng minh nhân dân của người nhận nuôi con nuôi.
- Hộ khẩu của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
- Nếu người được nhận làm con nuôi từ 9 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.
Ghi chú : Trường hợp con nuôi là thương binh, người tàn tật hoặc người xin nhận con nuôi già yếu cô đơn, đơn phải có xác nhận của UBND nơi cư trú về hoàn cảnh đặc biệt đó.
Người nước ngoài muốn nhận trẻ em đang sinh sống tại Việt Nam làm con nuôi: Đăng ký tại Sở tư pháp tỉnh, thành phố nơi trẻ em đó cư trú.
Thủ tục:
- Hồ sơ ( 2 bộ) gồm: (theo khoản 1 điều 41 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 của Chính phủ)
- Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định;
- Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Giấy phép còn giá trị do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp, cho phép người đó nhận con nuôi. Nếu nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú không cấp loại giấy phép này thì thay thế bằng giấy xác nhận có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật của nước đó;
- Giấy xác nhận do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó có sức khoẻ, không bị mắc bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm;
- Giấy tờ xác nhận về tình hình thu nhập của người xin nhận con nuôi, chứng minh người đó bảo đảm việc nuôi con nuôi;
- Phiếu lý lịch tư pháp của người xin nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ.
- Giấy thoả thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi do cha mẹ đẻ của người con nuôi ký, kể cả trường hợp đã ly hôn
- Cơ quan đại diện có trách nhiệm dịch hồ sơ ra tiếng Việt và chứng nhận bản dịch. Hồ sơ con nuôi được miễn hợp pháp hoá và chuyển giao giữa cơ quan trung ương của hai nước phụ trách về con nuôi.
Lưu ý: Hiện nay Việt Nam chỉ tiếp nhận hồ sơ xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi đối với công dân các nước đã ký hiệp định hợp tác về con nuôi với Việt Nam.
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI HOẶC ĐẾN TRỰC TIẾP CÔNG TY CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC
HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ