Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0567501111
Luật sư Điền Bảo Trân 0567 50 1111
luatdatdien@gmail.com
Liên kết Website
Thống kê truy cập
  • Đang Online: 34
  • Trong tuần: 630
  • Trong tháng: 871
  • Tổng lượt truy cập: 971238

Chi tiết bài viết

  • Luật sư tư vấn Tranh chấp đất đai hộ gia đình

  • Lượt xem: 3224

- Xin gửi câu hỏi đến luật sư Từ Tiến Đat:

Xin chào luật sư, gia đình tôi xin nhờ luật sư tư vấn giúp việc tranh chấp đất đai. Gia đình tôi được nhà nước cấp 600m2 đất nông nghiệp, người đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là Hộ bà Nguyễn Thị A (bà nội tôi). Nay bà muốn cắt 1 nửa diện tích đất nông nghiệp đã nêu trên cho một người cháu trai (không có trong sổ hộ khẩu gia đình tôi). Trong khi đó, 4/5 thành viên của gia đình tôi không đồng ý, đồng thời vào năm 2012, gia đình tôi đã đăng kí đo chỉnh lí để chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư, hiện nay diện tích đất nông nghiệp nêu trên là 540m2 và được tách làm 3 thửa. Vậy việc làm này có đúng hay không, có thể thực hiện được hay không và có thể dựa vào những điều luật nào để giữ nguyên được mảnh đất đó.

Xin cảm ơn và mong nhận được sự hồi đáp của luật sư!

Luật sư tư vấn:

Chào bạn! Về vấn đề này của bạn Tôi có ý kiến như sau:

Đầu tiên, Quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình nên việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải tuân theo quy định tại Ðiều 109 Bộ luật Dân sự về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình:

- Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận.

- Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.

Theo quy định trên, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên trong hộ gia đình. Hiện nay, việc xác định chủ sở hữu tài sản chung của hộ gia đình được dựa trên căn cứ là “Sổ hộ khẩu” của gia đình. Theo đó, những thành viên có tên trong sổ hộ khẩu gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền đất mang tên “Hộ gia đình” sẽ là những người có quyền sở hữu/sử dụng chung tài sản đó.

Thứ hai, Căn cứ trên các thông tin bạn đưa ra, tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên hộ gia đình, bà A và các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu cũng là một trong các đồng chủ sử dụng thửa đất đó. Việc thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình (chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp...) được quy định tại Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai cụ thể:

- Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.

- Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư.

Như vậy, nếu không có sự đồng ý của 4 thành viên còn lại thì bà A chỉ có thể tặng cho được tối đa là 1/5 mảnh đất đó. Do vậy nếu 4/5 thành viên không đồng ý thì có thể không ký tên vào hợp đồng tặng cho để đảm bảo quyền lợi của mình.

Hy vọng những nội dung tư vấn pháp luật trên có thể giải đáp được vấn để của bạn! Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số điện thoại tư vấn pháp luật miễn phí 0966456678

Trân trọng./.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TỪ TIẾN ĐẠT.

Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng