- 2/2/2020: nộp đơn khiếu nại lần 1 Sau nhiều lần gửi đơn Khiếu nại Quyết định của UBND Thành phố nhưng không được trả lời, thì bây giờ em muốn gửi đơn Khiếu kiện lên Toà án. Theo luật là trong vòng 1 năm kể từ khi hết thời hiệu trả lời khiếu nại mà không trả lời thì đc quyền khởi kiện thẳng. Tới thời điểm hiện tại đang bị quá mất khoảng 4 tháng, lý do: dịch bệnh, ốm đau (người khiếu nại bị mổ vào viện),
- Thời hạn trả lời khiếu nại tối đa 45 ngày theo quy định là tới ngày 15/3/2020
- Vậy thời hiệu khởi kiện 1 năm từ ngày hết thời gian trả lời đơn Khiếu nại là từ 15/3/2020 -> 15/3/2021
- Thời gian từ 15/3/2021 đến nay là khoảng 23/7/2021 bị trễ khoảng 4 tháng.
Mong muốn VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐẠT ĐIỀN hỗ trợ như sau:
- Nghiên cứu tài liệu và giúp em soạn Đơn khởi kiện lên Tòa án, xử lý được lý do cho thời gian quá hạn 4 tháng sao cho sắc bén, hợp tình hợp lý để Toà án chấp thuận thụ lý đơn. Tư vấn mức độ khả thi.
- Hướng dẫn nộp đơn hoặc giúp em về thủ tục nộp đơn đúng quy định.
- Đối tượng muốn khiếu kiện là Công an Quận X.
4. Thông tin các lý do của việc chậm trễ 4 tháng:
Trả lời:
1. Cơ sỏ pháp lý để khởi kiện quyết định hành chính
- Bộ luật dân sự năm 2015;
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
- Luật khiếu nại 2011;
- Luật tố tụng hành chính năm 2015;
- Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; (Có hiệu lực: 01/01/2014 - Hết hiệu lực: 15/10/2020);
- Công văn 89/TANDTC-PC năm 2020 về thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử do tòa án nhân dân tối cao ban hành;
- Văn bản pháp luật khác;
2. Căn cứ UBND thành phố Hồ Chí Minh xử phạt
Đối với toàn bộ hồ sơ, nội dung và thông tin Qúy khách cung cấp. Luật Minh Khuê sẽ làm rõ từng vấn đề sau:
Vào hồi 15h30 ngày 03/10/2019. Đội cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an quận X đã tiến hành các thủ tục, lập biên bản, khám xét, thu hồi toàn bộ hàng hóa và sổ sách giấy tờ do anh ABC là chủ hộ.
Trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 502xx/QĐ-XPVPHC của UBND thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/11/2019 nhận định Qúy khách có hành vi kinh doan hàng hóa ngoại nhập lậu với một tình tiết tăng nặng đó là: Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh. UBND thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành xử phạt quý khách theo điểm k, khoản 1, Điều 17 Nghị định số 18.5/2013/NĐ-CP và điểm k, khoản 1, Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Thời điểm xử phạt, Nghị định 18.5/2013/NĐ-CP vẫn đang có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, trong thư tư vấn này Luật ĐẠT ĐIỀN cũng sẽ dựa trên nghị định 18.5/2013/NĐ-CP để phân tích.
Điểm k, khoản 1, Điều 17 Nghị định số 18.5/2013/NĐ-CP xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Vậy thế nào là hoàng hóa nhập lậu? Đây là một yếu tố rất quan trọng để xác định việc ra quyết định xử phạt cũng như hành vi tịch thu hàng hóa của cơ quan công an đúng hay sai?
Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 18.5/2013/NĐ-CP quy định “Hàng hóa nhập lậu” gồm:
Thứ nhất, hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
Vậy khi cơ quan công an kiểm tra, có loại hàng hóa nào thuộc trường hợp này không? số lượng như thế nào?
Thứ hai, Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;
Thứ ba, Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
Thứ năm, Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
Thứ sáu, Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Để khẳng định đươc là hàng nhập lậu, cần chỉ rõ thuộc trường hợp nào nêu trên. Về nội dung này ở đơn khiếu nại Luật Minh Khuê thấy rằng Qúy khách đã chỉ rõ và đưa ra căn cứ khá đầy đủ.
3. Quy trình khiếu nại quyết định xử phạt hành chính
Nội dung và hình thức của quyết định xử phạt hành chính đều vi phạm quy định pháp luật. Cụ thể vi phạm luật xử lý vi phạm hành chính, luật khiếu nại như Qúy khách đã nêu trong đơn khiếu nại. Do đó, Luật Minh Khuê tư vấn trình tự, thủ tục hồ sơ khởi kiện hành chính như sau:
3.1 Thẩm quyền thụ lý đơn
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 5028/QĐ-XPVPHC của UBND thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/11/2019. Do đó, căn cứ Điều 31, Điều 31 Luật tố tụng hành chính 2015 thì thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 Thời hiệu khởi kiện
Điều 116 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Điều 116. Thời hiệu khởi kiện
1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
2. Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:
a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
b) 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
3. Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:
a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
b) 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
4. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.
5. Các quy định của Bộ luật dân sự về cách xác định thời hạn, thời hiệu được áp dụng trong tố tụng hành chính.”
Theo quy định này, Qúy khách lưu ý: Khoản 4 Điều luật trên quy định rõ: Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Tức là sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, chỉ áp dụng đối với trường hơp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 116. Không áp dụng đối với khoản 3.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 5028/QĐ-XPVPHC của UBND thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/11/2019. Qúy khách nộp đơn khiếu nại ngày 02/01/2020, Thời hạn trả lời khiếu nại tối đa 45 ngày theo quy định là tới ngày 15/3/2020.
Vậy thời hiệu khởi kiện 1 năm từ ngày hết thời gian trả lời đơn Khiếu nại là từ 15/3/2020 đến15/3/2021. Như phân tích ở trên, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, chỉ áp dụng đối với trường hơp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 116. Không áp dụng đối với khoản 3 nên trường hợp của Qúy khách không được áp dựng sự kiện bất khả kháng.
Vì vậy, đối với vụ việc của Qúy khách đã hết thời hiệu khởi kiện hành chính.
4. Hướng giải quyết vụ việc khởi kiện
Mục 4 Phần III Công văn 89/TANDTC-PC năm 2020 về thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử do tòa án nhân dân tối cao ban hành quy định:
“4. Khi đã hết thời hiệu khiếu nại thì người khiếu nại mới có đơn khiếu nại quyết định hành chính đến cơ quan, người có thẩm quyền. Việc khiếu nại quá thời hiệu là không có lý do chính đáng."
Do việc khiếu nại gay gắt, nhiều lần nên cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản (Quyết định, Công văn, Thông báo,…) có nội dung cho rằng quyết định hành chính đã được ban hành theo đúng quy định của pháp luật. Người khiếu nại không đồng ý nên đã có đơn khởi kiện đối với văn bản này. Vậy có xác định văn bản hành chính trên là quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không? Nếu xác định là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính thì khi giải quyết vụ án có phải xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính ban đầu hay không?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 11 của Luật Khiếu nại thì khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:
“Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng”.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31-10-2014 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh thì Đơn khiếu nại đã hết thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật được xếp lưu đơn.
Theo các quy định nêu trên thì khi khiếu nại đã hết thời hiệu khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền không được thụ lý mà xếp lưu đơn. Tuy nhiên, trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản hành chính trả lời cho người khiếu nại xác định quyết định hành chính đúng pháp luật; văn bản này bị khởi kiện thì tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xem xét văn bản đó có phải là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính hay không, cụ thể:
+ Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền ban hành Quyết định để giải quyết khiếu nại thì đây là quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện; khi giải quyết vụ án hành chính thì Tòa án phải xem xét tính hợp pháp của cả quyết định hành chính ban đầu;
+ Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản bằng hình thức Công văn, Thông báo,… có nội dung thể hiện diễn biến việc ra quyết định hành chính, quá trình xác minh khiếu nại, từ đó căn cứ các quy định của pháp luật để ra kết luận đối với việc khiếu nại thì xác định văn bản hành chính này là quyết định giải quyết khiếu nại. Văn bản này có nội dung làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nên được xác định là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Khi giải quyết vụ án thì Tòa án phải xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính ban đầu;
+ Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản bằng hình thức Công văn, Thông báo,… có nội dung cho rằng việc khiếu nại đã hết thời hiệu theo quy định của pháp luật thì văn bản hành chính này không phải là quyết định giải quyết khiếu nại và không thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.”
Theo quy định này, để được tính lại thời hiệu khởi kiện Qúy khách tiếp tục khiếu nại nhiều lần (có thể nhờ sự trơ giúp của báo chí, truyền thông..), để người có thẩm quyền ban hành văn bản (Quyết định, Công văn, Thông báo,…) về vụ việc này theo quy định trên. Từ đó, tiến hành khởi kiện hành chính theo quy định.