Chi tiết bài viết

  • QUYỀN ĐƯỢC THĂM NUÔI CON SAU LY HÔN

  • Lượt xem: 1972

Chào luật sư Tiến Đạt tôi muốn hỏi 1 vấn đề như sau: Tôi ly dị vợ đc 6 tháng và có 1 cháu nhỏ gần 2 tuổi tòa quyết quyền nuôi con thuộc về vợ và tôi có trách nhiệm thăm nuôi hàng tháng. Mọi điều đó tôi đều chấp hành.nhưng có điều mỗi lần tôi tới thăm hoặc đưa cháu về nhà nội chơi đều gặp khó khăn.. Người ta không cho gặp. Hoặc gặp trong giới hạn hoặc theo giờ.

Vợ tôi hiện nay đang làm công nhân, nhà ngoại không có tài chính bằng nhà tôi. Vậy tôi có thể giành quyền nuôi con không hoặc làm cách nào tôi có thể gặp con đón con.về vài ngày không. Rất mong luật sư cho ý kiến...cảm ơn nhiều ạ.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Ls.Tiến Đạt , trường hợp của bạn L.s tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc thăm nom con sau khi ly hôn:

Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định rất rõ về quyền được thăm nom con sau ly hôn của người không trực tiếp nuôi dưỡng:

“Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”

Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền thăm nom, chăm sóc con chung của các bạn. Pháp luật hôn nhân và gia đình không liệt kê cụ thể những việc nào được gọi là thăm nom, chăm sóc, tuy nhiên, việc đưa con đi chơi hoặc về nhà nội chơi nhằm phục vụ cho mục đích phát triển của đứa trẻ hay bù đắp tình cảm cha con, bù đắp tình thân của những người trong gia đình… là việc hoàn toàn bình thường và là nhu cầu chính đáng của cả người cha và đứa trẻ. 

Pháp luật Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của bà mẹ và trẻ em, do đó, để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho đứa trẻ trong những gia đình khuyết bố hoặc mẹ pháp luật đã đưa ra những quy định rất nhân văn nhằm hướng đến phát triển con người. Do đó, vợ trước của bạn không có quyền ngăn cấm bạn thực hiện hành động thăm nom, chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ, bù đắp tình cảm… cho con của mình.

Thứ hai, về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn:

Điều 93 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên”.

Dựa theo những quy định trên, bạn có thể nộp đơn đến Tòa án yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu mẹ của con bạn không đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con như không đảm bảo về mặt kinh tế để con phát triển toàn diện, về điều kiện sống ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ… (Trong đơn yêu cầu gửi Tòa án bạn cung cấp các chứng cứ chứng minh cho lý do của mình). Trường hợp của bạn con chỉ mới 2 tuổi nên Tòa án không tính đến nguyện vọng của con.

        Trân Trọng!

 

Liên kết Website
Thống kê truy cập
  • Đang Online: 40
  • Trong tuần: 1805
  • Trong tháng: 17531
  • Tổng lượt truy cập: 849578
Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng